Thông tin sai lệch về HIV và sự thật
HIV là một vấn đề sức khỏe toàn cầu, được đặt cho cái tên "căn bệnh thế kỉ" để cho thấy sự nghiêm trọng của nó. Chính vì thế, có thể dễ tìm thấy những thông tin sai lệch về nó vẫn đang được lan truyền, gây hoang mang và kỳ thị. Dưới đây là một số hiểu lầm phổ biến mà tôi tìm thấy và những sự thật về nhưng tin đồn sai tự thật này
1. HIV lây qua tiếp xúc thông thường
Nhiều người tin rằng HIV có thể lây qua cái bắt tay, ôm, dùng chung bát đĩa hoặc ngồi chung ghế với người nhiễm HIV. Điều này dẫn đến sự kì thị không đáng có trong xã hội và khiến những người bị nhiễm HIV khó hòa nhập hơn với cộng đồng, dễ bị xa lánh và họ sẽ khó có được những sự trợ giúp từ những người xung quanh để điều trị một cách tích cực - thứ mà người bệnh cần nhất lúc này.
HIV không lây qua tiếp xúc thông thường. Virus chỉ lây qua máu, dịch cơ thể (như tinh dịch, dịch âm đạo), sữa mẹ, hoặc từ mẹ sang con trong thai kỳ. Sống chung hoặc tiếp xúc gần gũi với người nhiễm HIV không gây nguy cơ lây nhiễm nếu không có các con đường truyền cụ thể và người HIV hoàn toàn có thể hòa nhập với cộng đồng, sống 1 cách bình thường.
2. Nhiễm HIV đồng nghĩa với tử vong
Một số người cho rằng nhiễm HIV là bản án tử hình và không thể sống lâu. Những thông tin như này khiến những người mắc bệnh thường dẫn tới nản chí và tìm đến các cách kết thúc cuộc sống sớm. Tuy nhiên, sự thật là với sự tiến bộ của y học, đặc biệt là liệu pháp kháng virus (ART), người nhiễm HIV có thể sống khỏe mạnh và lâu dài nếu tuân thủ điều trị. ART giúp kiểm soát virus, ngăn ngừa AIDS và giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác, duy trì cuộc sống ổn định và người bệnh hoàn toàn có thể sống tới 30-40 năm hoặc hơn với những tiến bộ tiếp theo của y học.
3. HIV chỉ ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định
Có quan niệm rằng HIV chỉ lây nhiễm ở những nhóm như người đồng tính, người tiêm chích ma túy, hoặc người hành nghề mại dâm. Tuy nhiên, HIV không phân biệt giới tính, tuổi tác, hay lối sống. Bất kỳ ai tiếp xúc với virus qua các con đường lây nhiễm đều có nguy cơ. Quan niệm này góp phần tạo ra kỳ thị và cản trở nỗ lực phòng ngừa.
4. Có thể chữa khỏi HIV hoàn toàn
Một số thông tin sai lệch quảng cáo thuốc hoặc phương pháp “chữa khỏi” HIV, khiến nhiều người bị lừa và bỏ ra một số tiền lớn để chạy theo những thông tin này. Hiện chưa có cách chữa khỏi HIV hoàn toàn. Tuy nhiên, điều trị ART có thể kiểm soát virus ở mức không phát hiện được, giúp người nhiễm sống khỏe mạnh và có cuộc sống như một người bình thường. Hãy thận trọng với các tuyên bố không có cơ sở khoa học như vậy và hãy tiếp nhận các thông tin từ các nguồn uy tín.
5. Người nhiễm HIV không thể có con an toàn
Nhiều người nghĩ rằng người nhiễm HIV không thể sinh con mà không lây virus cho con. Sự thật là với tư vấn y tế và điều trị đúng cách, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể giảm xuống gần bằng 0. Các biện pháp như dùng ART, sinh mổ khi cần, và không cho con bú sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ. Thậm chí nếu điều trị ARV tích cực và quan hệ có sử dụng PEP, người bố nhiễm HIV vẫn có thể có con mà cả vợ lẫn con đều an toàn khỏi HIV một cách hoàn toàn bình thường